Chủ Nhật, Tháng Ba 26, 2023
HomeTâm linh - Tín ngưỡngĐạo MẫuVua Lê Thái Tổ rất tín và thờ Thần linh và sắc...

Vua Lê Thái Tổ rất tín và thờ Thần linh và sắc phong nhiều vị thần

Vua Lê Thái Tổ rất tín và thờ Thần linh và sắc phong nhiều vị thần 

Vua Lê Thái Tổ rất tín và thờ Thần linh và sắc phong nhiều vị thần

Và Phong chủ Thần cho Thánh Mẫu Thượng ngàn .

Vừa khởi nghĩa, do lực lượng còn yếu kém nghĩa quân Lê Lợi thường hay thua trận trước quân Minh.

Có một lần Lê Lợi lại bị thua to, mỗi người trốn một ngả nên Lê Lợi đành phải một mình trốn về rừng già, có toán giặc đuổi theo sát nút. Qua một đoạn đường ông bỗng bắt gặp thấy xác một cô gái mặt đầy máu không nhìn thấy rõ tướng mạo có lẽ đã bị giặc hãm hiếp và giết chết. Ông vẫn còn đủ thì giờ dừng lại khấn:

“Xin vong hồn nàng kia hãy cứu ta lúc này, ta sẽ vì nàng ra sức giết giặc báo thù lúc khác”.

Khấn đoạn lại chạy, nhưng bấy giờ nguy cấp quá, thấy có rừng tre ông đành chui liều vào một bụi cây tre.

Quân Minh do có chó săn đánh họ đuổi theo rất sát đến khoảng đó chó lao vào rừng tre chỗ Lê Lợi trốn thì dừng.

Thấy con chó sủa vang ở phía bụi có Lê Lợi nấp, chúng liền lấy giáo thọc vào bụi, đâm phải đùi ông hai vết. Lê Lợi cắn răng để khỏi phải kêu lên và trước khi ngọn giáo rút ra, ông vẫn không quên dùng vạt áo lau máu dính ở giáo.

Nhưng chó vẫn cứ nhằm bụi cây mà sủa. Lũ giặc tin chắc có người nấp trong đấy nên toan lao giáo vào một lần nữa, thì bỗng trong bụi nhảy vụt ra một con hồ ly. Chó thấy hồ ly lập tức đuổi theo cắn râm ran. Lũ giặc thấy vậy đánh chó và chúng kéo nhau đuổi theo chó đi nơi khác.

Nhờ thế Lê Lợi lại được thoát nạn.

Rồi một lần nghĩa quân của ông lại bị giặc lùng bắt đánh tan. Một người một ngựa bỏ chạy đến đoạn giáp Thanh Hoá với Hoà Bình thì gặp núi không biết là chỗ nào. Ông mới nhìn thấy một ngôi nhà sàn, liền vội vàng chạy đến. Thấy ở cửa nhà có một cô gái đứng đó mặc bạch y, ông liền chạy tới hỏi đường để trốn nhưng lúc này đã nghe tiếng vó ngựa của giặc Minh rộn rã đằng sau.

Cô gái liên nói với Lê Lợi rằng tướng quân hãy đuổi ngựa đi và chạy ra núi sau nhà ở đó có cái động vào mà trốn giặc.

Lê Lợi vội vàng làm theo. Quân giặc Minh cứ theo tiếng vó ngựa mà đuổi. Không bắt được Lê Lợi, chúng lùng sục khắp vùng nhưng trong ba ngày đó nhà vua vẫn an toàn, lại được người con gái ngày nào cũng đưa cơm ngày 2 bữa với thức ăn cá tôm cua ốc đủ cả.

Sau khi giặc Minh rút đi Lê Lợi ra khỏi chỗ ẩn nấp và tìm về với nghĩa quân của mình.

Ông cùng nghĩa quân quay lại đó để cảm ơn cô gái nhưng tìm lại nơi đó không thấy nhà cửa và nơi động kia đâu nữa, chỉ thấy có núi đá. Lê lợi cho rằng nữ Thần rừng núi hiện ra cứu mình.

Rồi một lần ông bị quân Minh đuổi đến đất Hoà Bình ra đến sông Cái (Sông Đà), thấy một đôi vợ chồng nông dân già đang tát nước liền xin cứu giúp. Bà lão bèn bảo Lê Lợi cởi áo giấu đi rồi nhảy xuống bắt cá cùng hai vợ chồng. Lê Lợi vừa nhảy xuống thì quân Minh cũng đuổi đến.

Chúng hỏi vợ chồng ông bà lão: Có thấy quân phản loạn nào chạy tới đây không?.

Bà lão thưa là không, lúc đó Lê Lợi nghiêng đầu lắng nghe thì bị bà lão quát:

“Thằng kia không lo bắt cá rồi còn về, việc gì tới mày?”

Quân Minh tưởng Lê lợi là con bà lão già nên bỏ đi. Sau khi về nhà ông bà lão thì một đám quân bị lạc chủ lúc này cũng tìm được đến đây với Lê Lợi.

Đây là một thôn ở gần sông sát núi, dân cư rất nghèo, thường ngày ăn uống rất kham khổ. Trong nhà ông lão có nuôi một con khỉ. Thấy không có gì để đãi quân khởi nghĩa, mà đi mua bán thì sợ không giữ được kín tiếng, hai ông bà bàn nhau giết thịt con khỉ nấu lên để đãi nghĩa quân, riêng Lê Lợi thì có thêm một đĩa cá chép được bắt lúc trước. Mờ sáng hôm sau trước khi từ giã, Lê Lợi nắm lấy tay ông bà lão, nói:

“Chúng tôi không bao giờ quên ơn lão. Sau này khi đuổi được giặc Minh, sẽ báo đền ơn nuôi dưỡng cứu mạng”.

Rồi đến ngày thắng thế giặc Minh cố thủ trong các thành chiếm được chờ viện binh của Liễu Thăng, quân ta ra sức công phá các thành giặc Minh chiếm giữ nhưng gặp phải sự kháng cự cố thủ không thể công phá và giải phóng được.

Chỉ đành hạ một vài thành mà thương vong lớn quá. Đặc biệt trong lúc đó lại nghe quân Minh do Liễu Thăng đang từ phương Bắc kéo sang nên lấy làm phiền lòng lắm.

Do mệt mỏi vì nghĩ cách chống giặc giữa trưa mà Lê Lợi nằm ngủ thiếp đi. Lúc đó có một người con gái mặc quần áo trắng hiện ra trong mơ. Lê Lợi nhìn lại hoá ra là người đã từng cứu mình trốn vào động trong nhà thủa trước. Biết là Thần nhân, nhà vua liền hỏi: “Thần nữ có gì muốn báo cho ta mà lại hiện thân?”

Người con gái liền nói: “Sao đại vương lại tốn sức quân mà phá thành lúc này. Đánh thành là hạ sách. Đại Vương công đánh các thành giặc Minh cố thủ mà thành bền vững có đánh hàng năm hàng tháng không hạ được, khi ấy quân ta sức mỏi chí nhụt mà viện binh của giặc lại đang chuẩn bị tiến sang nước ta thì trước mặt, sau lưng đều bị tấn công.

Vậy nếu đại vương cứ công thành đó là con đường nguy hiểm. Chi bằng nuôi sức quân, mài dũa tinh thần sắc bén, để đợi viện binh của giặc. Viện binh giặc bị phá thì giặc trong thành nhất định phải hàng. Như thế là nhất cử lưỡng tiện, là mưu chước vẹn toàn.

Những thành đó không phải phá lúc này. Hãy dồn quân lên ải Chi lăng phục binh đánh tan quân phía Bắc đang chuẩn bị tràn sang, sau khi thắng lợi thì các thành chưa phá được không cần đánh cũng tan mà thôi.

Đại vương hãy nghe thần thiếp, lên ải Chi Lăng phục binh, còn các thành này cứ cho quân vây chặt, vậy vừa lấy sức quân nghỉ ngơi đánh giặc mệt mỏi thì sẽ phá được giặc.”

Tỉnh dậy Lê Lợi y theo nữ thần áo trắng đã mách và thi hành kế sách.

Quả nhiên phục binh tại ải Chi Lăng chém đầu được Liễu Thăng và đánh tan quân Minh.

Lê Lợi sau lên ngôi vua. Ông không quên vị thần nữ áo trắng và những người đã cứu giúp mình cùng nghĩa quân ngày trước.

Đầu tiên Vua sai đại thần mang một mâm vàng bạc về tận nhà hai ông bà già để tặng. Song bấy giờ cả hai vợ chồng đều đã qua đời cả. Ông bèn sai dựng một ngôi đền ở ngay trên nhà cũ.

Nhớ người đã cứu và bà cụ đã cơm nước nuôi mình khi giặc truy sát bèn phong cho là dưỡng Mẫu, hàng năm ông lệnh các quan phải tới đây làm lễ quốc tế.

Cỗ cúng rất đơn giản, chỉ có một đĩa xôi, một bát thịt khỉ và một đĩa cá chép nướng, đúng như lúc hai vợ chồng lão dọn cỗ cho nghĩa quân ăn.

Còn chỗ có thây cô gái chết, ông cũng sai lập một miếu thờ vì nghĩ rằng chỉ có hồn thiêng của nàng đã hóa làm hồ ly đánh lạc hướng bầy chó của giặc thì ngày ấy mình mới qua cơn hiểm nghèo.

Ở cửa sân rồng nơi thiết triều ông cho dựng tượng người con gái và cũng là nghĩ là linh hồn người con gái đó biến thành hồ ly nên tạc pho tượng dựng miếu trước ban vô sân chầu với hình hồ ly cách điệu người con gái mặc áo trắng đầu người mình hồ ly để bách quan bái tế trả ơn khi vào triều.

Đặt là Bạch Y Hồ Ly Thần nữ.

Còn vị nữ thần áo trắng đã có công cứu nhà vua và ứng báo bầy kế phá giặc ông cho tạc tượng thờ ở trong điện rồng do không biết tên Thần bèn lấy họ của mình đặt cho Thần gọi là Hộ Quốc Lê Mại Đại Vương Bạch Anh công chúa.

(Chữ “anh” có nghĩa là trắng như bông tuyết, ý nói vị Thần bạch y thánh thiện tinh khôi; Dịch ra là: nữ Thần áo trắng hộ quốc mang họ Lê của vua).

Lại truyền trước khi thiết triều hay ngày sóc vọng các quan phải tế bái.

Rồi khi mọi việc yên ổn, đến một ngày nhà vua vi hành đi về vùng Hoà Bình Thanh Hoá thăm lại những vùng đất đã nằm gai nếm mật. Đi đến vùng nọ thấy một núi rất đẹp nhà vua liền đi bộ lên ngắm cảnh lại thấy có động đá liền đi vào.

Khi vào đến nơi thấy có ban thờ Thần vua nhìn lên tượng thờ thấy Thần được tượng thờ chính là vị Thần đã cứu mình và bầy kế cho mình phá giặc. Nhà vua vội vàng bái kiến rồi sau đó truyền người đến hỏi dân xem Thần được thờ thần hiệu là ai.

Được các cụ già bản xứ cho biết do là nữ Thần La Bình công chúa, là con gái Đức Thánh Tản Viên.

Nhà vua thấy vậy bèn sai người cho gọi bách quan lên núi lập đàn tế bái La Bình Công chúa ba ngày.

Vào thời Lê các sứ thần phương Bắc sang Nam Việt ta thấy rất lạ là trong sân rồng lại thờ vị Thần đầu người thân hồ ly và trong điện lại thờ nữ Thần áo trắng. Sử sách Trung Quốc vẫn còn ghi chép lại. Rất tiếc sau khi quân Thanh đánh thành Thăng Long đã đập phá hết tượng Thần. Đó là mất mát rất lớn âu cũng là do lịch sử.

Trong các thư tịch ta để lại có ông Phạm Đình Hổ nói đến việc nhà Lê đã làm tượng thờ Thần và ân nhân của Lê Thái Tổ trong sân triều đình Lê – Trịnh:

“Những buổi chầu trong điện không bị ngăn cấm người ngoài vào xem. Ta khi nhỏ thường hay vào sân rồng, thấy bên võ ban có đặt pho tượng Thần. Tượng ấy đầu người thân hồ ly, dáng rất đẹp, hình dung một thiếu nữ búi tóc, cài trâm.

Ở giữa lại có thờ tượng Nữ Thần Hộ Quốc Phu Nhân Bạch Anh Công chúa…”

Khi Vua Lê Lợi lên ngôi, ông có nói: ta là thuận theo ý trời mới được Thần Linh nước Nam ta ủng hộ, mới đuổi được giặc. Vậy nên ta lấy niên hiệu “Thuận Thiên”.

Và sắc phong cho các Thần Thánh nước Nam ta, cho phép dân chúng cúng bái thờ phụng.

Biên chép theo lời giảng của Đồng thầy Trần Quốc Thêm – Tự Tuệ Trần.