Tìm hiểu thêm về chuyện Tam Quan Đại Đế
Cung chúc tán lễ Thoải Phủ Kinh linh Thánh chủ Đệ Tam Thủy Đế giải ách Đế Quân Thiên Tôn , chưởng quản sông suối hồ ao biển cả thủy tính âm dương.
Chủ Quản chư ty thủy Thần, linh Quan. Đại Đế chủ bạ coi xét chuyện của muôn loài, cầm sổ âm dương chiếu giám thủy Linh sinh tử hoạ phúc ,trưởng Quản quỷ Thần phán công quả tội phúc của chúng sinh,
Quyền giải trừ ách nạn thiên tai,, phép cứu đường tối tăm, phổ độ âm hồn giải nghiệp .phân đinh âm dương tỏ đường âm ma quỷ đường dương người vật.
Độ cho bách chúng người lành không tai ách thân tâm an thái . kẻ dữ thoát trầm luân xoá thụ tội thụ nghiệp. pháp tế độ vô biên lực giải chúng hồn thụ khổ.
Chí Tâm Nương Tựa đại bi đại nguyện, đại thánh đại từ, Tam nguyên Tam Phẩm Tam Quan Hạ Nguyên Ngũ Khí, Kim Linh Giải Ách Thủy Quan Đệ Tam Đế Quân Thiên Tôn.
Họ Trần con xin Đại Đế mở lượng hải hà đèn trờil coi xét giải tai xoá ách phù hộ độ trì cho con nhang cái bán con khoán con đồng gia trung chúng con cùng bách gia trăm họ được An Thái.
Viết thêm về chuyện Tam Quan Đại Đế
Truyện truyền thuyết Việt :
Theo tín ngưỡng cổ truyền người Việt từ ngàn xưa: Các cụ vẫn theo câu chuyện Tam nguyên Tam phẩm Tam quan.
Truyện kể rằng: Thánh Mẫu Thoải phủ lấy ông Thọ Tinh (Cha trời tạo hóa) sinh ra ba người con, một người sinh vào Rằm tháng Giêng, một người sinh vào Rằm tháng Bảy, một người sinh vào 11/11 âm lịch. Sau này cả ba vị đều hiển Thánh về trời cùng vua cha và được vua cha giao cho nhiệm vụ coi sóc ba nguyên của năm.
Dân gian từ đó thờ cúng vào ngày các Ngài đản sinh:
+ Rằm tháng Giêng thì lễ ông Cả Thượng Nguyên – Tích Phúc Thiên Quan, ông chuyên chủ về cho phúc, an lành cả năm, nên mới có câu “Lễ cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”.
+ Rằm tháng Bảy lễ ông Trung Nguyên Xá Tội Địa Quan, ông cai quản xét công tội của thế gian. Nhưng vì tính tình hiền lành nên hay tha cho các vong linh mắc tội nên vào ngày Rằm tháng Bảy là ngày đản của ông, dân gian cúng lễ và tin rằng sẽ được ông soi xét thả những vong linh phạm tội bị Thành Hoàng địa phủ giam giữ được về thăm gia đình, những vong linh nhẹ tội thì sẽ được xá tội tha luôn. Nên ngày Rằm tháng Bảy người Việt xưa thường gọi là ngày “Xá tội vong nhân”.
+ Ông thứ ba chuyên theo dõi bảo trợ, hộ đỡ cho con người tai qua nạn khỏi gọi là Hạ Nguyên Giải Ách Thủy Quan (Đối với đền chùa Việt Nam xưa, đều lấy ngày lễ của ông (đản sinh 11/11) để đóng cửa bản điện, bản đền lau chùi dọn dẹp và xếp ấn chuẩn bị công việc Tết.
Lễ Tam Nguyên là nguồn gốc của Bách Việt, sau này người Hoa cũng thờ theo nhưng thay bằng ba vị Thần Tam Nguyên – Con Mẫu Thoải và Vua trời thọ tinh (Thọ ngang trời đất) có tên gọi là: Thần Nông, Viêm Đế, Hoàng Đế