Thứ Ba, Tháng Ba 21, 2023
HomeCuộc sốngSuy nghĩ về việc chọn tài năng, người tài giỏi

Suy nghĩ về việc chọn tài năng, người tài giỏi

Suy nghĩ về việc chọn tài năng, người tài giỏi

Suy nghĩ về việc chọn tài năng, người tài giỏi

Trong quá trình đọc hồ sơ các bạn trẻ apply vào chương trình đào tạo lãnh đạo của ABG, tôi nhận thấy thách thức lớn với chúng tôi là chọn đúng người. Làm sao chọn được đúng người vó tố chất lãnh đạo, có tiềm năng phát triển và ý chí, sự kiên trì, bền bỉ..

Sau nhiều năm tuyển sinh, quan sát, học hỏi, tôi nhận ra rằng hồ sơ đẹp, phỏng vấn hay, bài luận tốt vẫn không đủ để đảm bảo ứng viên giỏi/thực sự có năng lực lãnh đạo mà chỉ thông qua hành động, qua trao đổi, qua quan sát và làm việc trong thời gian dài mới phát hiện ra được..

Lần giở lại sách ngày xưa mới biết mgoaif kênh tuyển chọn nhân tài, thời phong kiến cả Việt Nam và Trung Quốc đều có những kênh phi chính thống để chọn lựa, cho phép có cơ chế tiến cử.. khá thú vị nên ghi lại ở đây..

Xã hội ta xưa đại để chia làm hai hạng người : quan và dân. Quan là người giúp vua điều khiển guồng máy chính trị để đem lại trật tự, an ninh cho dân. Quan trường do Nho phái xuất thân và cách kén chọn người ra làm quan gọi là Khoa cử.

Tuy nhiên, làm quan không cứ phải theo con đường Khoa mục. Thời xưa còn dùng phép Cống cử hay Bảo cử để lấy người ra làm quan. Cống cử là kén người ở các hương thôn, huyện, tỉnh, để “cống” lên triều đình, toàn là những người đã được thanh nghị nhìn nhận là có tài năng và đức hạnh. Năm Minh-Mệnh thứ ba (1823) định lệ hàng năm mỗi huyện cống vào Kinh một người, đưa vào Quốc-tử-giám sát hạch, đỗ cho làm Giám sinh, được thi Hội. Năm sau định rõ mỗi phủ cống một người, phải 40 tuổi trở đi. Năm Tự-Ðức thứ hai (1850) hạn ba năm cống một kỳ, vào những năm Dần, Thân, Tỵ, Hợi. Hạch đỗ được gọi là “ông Cống”.

Bảo cử là các quan, vâng theo mệnh lệnh của vua, cử những người tài giỏi và có đức hạnh ra làm quan. Khi Minh-Mệnh mới lên ngôi đã xuống chiếu: “Quốc gia lấy Khoa mục cầu nhân tài hoặc khi còn sót những người tài cao, học rộng. Phép Bảo cử là để thu dùng người tài còn sót lại. Việc tiến dẫn nhân tài, trẫm phải lấy triều đình làm tai mắt (…) Kẻ hiền tài khi chưa gập thời, náu hình, ẩn giấu tông tích thì vua chúa làm sao mà biết được ? (…) Nay hạ lệnh : ở kinh đô, quan văn từ Tham tri, quan võ từ Phó Ðô Thống Chế trở lên, ở ngoài thì các quan địa phương đều phải đề cử, không kể nhà nghèo, nhà thế gia, cần được người có thực tài để lượng xét, bổ dụng”.

Sĩ Nhiếp có tên biểu tự là Uy Ngạn (威彥), tổ tiên là người Vấn Dương nước Lỗ. Khi Vương Mãng thay ngôi Nhà Hán, tổ tiên Sĩ Nhiếp mới tránh loạn sang tỵ nạn Giao Châu, tới Nhiếp là sáu đời.

Cha ông tên là Sĩ Tứ (士賜), làm thái thú quận Nhật Nam thời Hán Hoàn Đế, cho Sĩ Nhiếp về du học ở kinh sư, theo học Lưu Tử Kỳ người Dĩnh Xuyên, chuyên trị sách Tả Thị Xuân Thu. Sĩ Nhiếp đỗ hiếu liêm, được bổ Thượng thư lang, vì việc công bị miễn chức, rồi về chịu tang cha. Sau lại đỗ Mậu tài, bổ làm Huyện lệnh Vu Dương, sau đổi làm Thái thú ở quận Giao Chỉ, được tước Long Độ Đình Hầu (龍度亭侯), “đóng đô” ở Luy Lâu (thuộc Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay).

Tướng quốc Bành Thành thấy Trương Chiêu có tài bèn tiến cử ông làm hiếu liêm (theo quy tắc của nhà Hán đương thời, cứ 20 vạn người mới chọn ra 1 người, được Thái thú tiến cử làm hiếu liêm) nhưng ông từ chối không nhận. Sau đó Thứ sử Từ châu là Đào Khiêm cũng cất nhắc ông làm mậu tài (mậu tài là danh hiệu cao hơn hiếu liêm, mỗi châu chỉ được 1 người do Thứ sử tiến cử mỗi đợt, trong khi cả nước chỉ có 13 châu), nhưng Trương Chiêu cũng từ tạ không nhận. Đào Khiêm nổi giận, bèn bắt giam Trương Chiêu.

 

Nguồn chia sẻ: https://www.facebook.com/canhbinh.nguyen/posts/4611131935655292