Thứ Hai, Tháng Ba 20, 2023
HomeTâm linh - Tín ngưỡngĐạo PhậtSống mở rộng để thấy lòng mở rộng, Coi chừng bản ngã...

Sống mở rộng để thấy lòng mở rộng, Coi chừng bản ngã lớn dần

Sống mở rộng để thấy lòng mở rộng, Coi chừng bản ngã lớn dần

Sống mở rộng để thấy lòng mở rộng, Coi chừng bản ngã lớn dần

Sống mở rộng để thấy lòng mở rộng

Người ta thường hay kêu than rằng mình mệt mỏi và không hạnh phúc, nhưng thực ra, hạnh phúc là thứ mỗi người có thể tự tạo cho mình.

Có rất nhiều định nghĩa về một cuộc sống hạnh phúc. Đó là lúc bạn được tự do làm theo ý mình muốn, là dư dả tiền bạc đến nơi mình thích, là mua được đồ vật ao ước bấy lâu,… Hạnh phúc hiện diện ở muôn hình vạn trạng, đó có thể là vật chất hay đơn thuần là cảm giác do người khác mang lại.

Nhưng khoan, có bao giờ bạn định nghĩa cuộc sống hạnh phúc một cách đơn giản hơn một chút chưa? Có bao giờ bạn nghĩ hạnh phúc xuất phát từ chính bạn, từ cái tâm, từ cách nhìn nhận thế giới và những người xung quanh? Hay đơn giản nhất, hạnh phúc chỉ là sự thanh thản trong tâm hồn.

Hãy cùng đọc câu chuyện dưới đây

Cô gái gặp vị hòa thượng là sư trụ trì trong nhà chùa, liền cúi người hỏi: “Thưa thầy, trước đây con đã làm một việc rất sai trái, có lỗi với cha mẹ và nhiều người khác. Bây giờ con đang phải trải qua nó mà không biết phải đối diện như thế nào. Con cảm thấy trước mắt con là một tương lai tăm tối. Xin thầy chỉ bảo cho con thoát khỏi chuyện này!”.

Vị hòa thượng nghe xong, chậm rãi trả lời: “Đã phàm là người thì ai cũng đều có nỗi khổ, ai cũng đều không khỏi phạm phải sai lầm. Nhưng nếu như con tránh làm 9 việc dưới đây thì cuộc sống của con sẽ thanh thản và nhẹ nhàng hơn.

Một là đừng trốn tránh trách nhiệm giải quyết vấn đề.

Hai là đừng tự lừa dối bản thân.

Ba là đừng cố trở thành người khác.

Bốn là đừng mải sống trong quá khứ.

Năm là đừng sợ phạm sai lầm mà không dám làm gì.

Sáu là đừng mãi oán trách bản thân, hãy tha thứ cho mình.

Bảy là đừng thỏa mãn hết nhu cầu của bản thân.

Tám là đừng chỉ biết “thu hoạch” hạnh phúc từ người khác.

Chín là đừng lãng phí thời gian vào nhầm người.

Vậy đấy, sự thanh thản hay hạnh phúc trước hết là ở chính bản thân mình, hãy sống rộng mở để thấy đời rộng mở.

Coi chừng bản ngã lớn dần

Sự kiêu mạn sẽ âm thầm phá tan công đức bao nhiêu năm lễ Phật, đi chùa, tụng kinh, làm phước, bố thí, cúng dường,… nên chúng ta phải rất cẩn thận.

Bản ngã sẽ theo tuổi đời, địa vị, tài sản, kiến thức… mà lớn dần lên. Như khi trong túi mình chỉ có 50 ngàn, lâu lâu ai cho vài chục ngàn, thì nói gì mình cũng “dạ”. Nhưng khi vừa trúng tờ vé số 2 tỷ, thì ai kêu “ê” là chết với mình. Cái ngã hồi trước chỉ ở mức 50 ngàn, nay lên tới 2 tỷ rồi nên phải khác. Cái ngã đã tăng trưởng đó khiến mình nhìn đời chỉ bằng nửa con mắt, rồi chẳng coi ai ra gì.

Vì thế, cái hay của người biết đạo là dù trong túi có 2 tỷ, mà cái ngã chỉ có 50 ngàn thôi, nên ai kêu thì mình “dạ”, già trẻ, lớn bé, nghèo giàu gì thì mình cũng trân trọng hết. Người nào sống được như vậy thì công đức rất lớn, tuy luôn thấy mình nhỏ bé, nhưng cái đức sẽ ngày một lớn lên, còn nếu cứ thấy mình vĩ đại, thì công đức chắc chắn sẽ nhỏ lại.

Người mù cầm ngọn đèn trong đêm

Mặc dù bị mù, người đàn ông vẫn luôn cầm chiếc đèn đã thắp sáng mỗi khi đi đường. Lí do nghe xong khiến ai cũng thấm thía.

Tại một thị trấn nhỏ ở một nơi xa xôi trên thế giới, có một người đàn ông mù sống một mình. Vì cuộc sống mưu sinh, ông thường xuyên phải ra ngoài vào ban đêm. Mặc dù bị mù không nhìn thấy gì nhưng ông luôn giữ thói quen cầm theo một chiếc đèn đã thắp sáng mỗi khi đi đường.

Một đêm nọ, khi đang trở về nhà sau khi ăn tối nhà hang xóm làng bên, ông tình cờ gặp một nhóm du khách trẻ. Họ ngạc nhiên khi thấy rằng ông bị mù nhưng vẫn mang theo một chiếc đèn sáng. Họ bắt đầu bàn tán xôn xao về người đàn ông, buông ta những câu bông đùa. Tất nhiên chỉ có đám du khách nhìn thấy ông còn ông chỉ nghe thấy những tiếng nói chuyện xung quanh mình. Bỗng có một người tiến lại gần người đàn ông mù hỏi với giọng mỉa mai:

-Này ông, rõ ràng ông bị mù và không thể nhìn thấy gì, tại sao ông vẫn phải mang theo đèn vậy? Nó có giúp ích được gì cho ông đâu?

Người đàn ông mù nhẹ nhàng trả lời:

-Vâng, thật không may tôi đã bị mù và tôi không thể nhìn thấy mọi thứ như các cậu. Thế nhưng tôi cầm theo chiếc đèn để giúp mọi người nhìn thấy tôi cũng như mọi thứ trên đường để đi cẩn thận hơn. Nếu không có chiếc đèn này, các cậu có thể không nhìn thấy tôi, va vào tôi khiến tôi bị ngã hoặc tình huống ngược lại, các cậu sẽ bị ngã đau. Tôi nghe nói, trong bóng tối nếu không có ngọn đèn chiếu sáng, mọi người cũng sẽ giống như tôi, không nhìn thấy gì cả. Đó là lý do tại sao tôi luôn mang theo một chiếc đèn thắp sáng.

Người đàn ông mù cầm ngọn đèn đi trong đêm để vừa soi đường cho người khác, vừa để bảo vệ chính mình.

Hiểu ra mọi chuyện, nhóm du khách cảm thấy xấu hổ và vội vàng xin lỗi người đàn ông mù vì hành vi của họ.

SUY GẪM :

Từ câu chuyện trên, chúng ta nhận ra một bài học thấm thía. Mỗi người hãy giữ riêng cho mình một ngọn đèn đủ sáng để tránh được những khó khăn, va vấp trên đường đời. Cho dù bạn không hoàn hảo, nhưng ánh sáng trong tâm sẽ khiến mọi người nhìn thấy bạn, nhớ đến bạn.

Đây cũng là câu chuyện thức tỉnh lòng vị tha.

Khi chúng ta nghĩ cho người khác,

ánh sáng ngọn đèn trong tâm cũng sẽ tỏa sáng trên con đường nhân sinh của chính mình.

Trao đi lòng tốt, tự bản thân ta sẽ thấy bình yên trong tâm hồn…!

Chuyện người khác có cư xử tốt lại với ta thì không nên trông chờ, nghĩ ngợi..