Thứ Tư, Tháng Ba 29, 2023
HomeTâm linh - Tín ngưỡngChuyện tâm linhPhân biệt tượng Thần Tài và Phật Di Lặc

Phân biệt tượng Thần Tài và Phật Di Lặc

Phân biệt tượng Thần Tài và Phật Di Lặc

Phân biệt tượng Thần Tài và Phật Di Lặc1

Nhìn cách tạo hình, chắc không ít người sẽ nhầm tượng đức Phật Di Lặc và tượng thần tài, kỳ thực rất nhiều người không thể phân biệt được hai ông vì nhiều nơi làm tượng khá giống nhau. Vậy phân biệt tượng thần tài và tượng Phật Di Lặc ra sao?

1-Tại sao tượng thần tài và phật di lặc lại có nhiều điểm tương đồng?

Vốn, đức Di Lặc là một vị Phật cổ, mang hạnh nguyện thu hết mọi đau khổ của Thế gian về mình và trả lại nụ cười đôn hậu vui vẻ nhất để xoa dịu cho những kẻ đang chịu khổ đau nơi Cõi Ta Bà, có được cuộc sống dễ chịu, vui vẻ, hạnh phúc và an yên.

Về sau, người Hoa lại hiểu rằng sự vui vẻ hạnh phúc ấy ngài mang lại là nhờ sự no ấm đủ đầy với tài lộc và may mắn, có lẽ bởi cái bụng tròn căng của ngài nên mới nên cơ sự. Và rồi người ta quan niệm rằng ngài có lẽ cũng là hiện thân của một vị thần mang đến tài lộc, may mắn cho nhân gian, hoặc chí ít Thần Tài (nếu có vị thần mang đến tài lộc như vậy) thì cũng phải có ngoại hình giống ngài Di Lặc vậy mới phù hợp. Thế là thành ra hình ảnh 2 vị này trở nên giống hệt nhau trong quan niệm dân gian phương Đông.

Thậm chí, ngoài lề một chút, một số địa phương cũng coi đức Quán Thế Âm Bồ Tát như một vị Thần Tài nữa, có lẽ đơn giản vì người cũng có hạnh nguyện cứu giúp khổ đau của nhân gian mà người ta hiểu nhầm qua như vậy cũng nên.

2-Phân biệt tượng thần tài & phật di lặc

Để phân biệt được tượng hình đức Di Lặc (người mang đến an vui thanh thản hoan hỉ) và Thần Tài (người mang đến tài lộc may mắn) thì ta cần chú ý một vài chi tiết rất nhỏ nhưng tinh tế trong cách tạo hình của họ, không phải không có sự khác nhau đâu ạ.

Đức Di Lặc là một vị Phật, người giác ngộ và thoát tục, nào có màng gì đến tiền tài và thậm chí Ngài cũng chẳng mong muốn chúng sinh luẩn quẩn trong vòng xoay của lòng tham vọng ấy, thế nên tượng hình của Ngài không bao giờ dính đến tiền bạc, chỉ đơn giản là tấm áo xồng ngắn ngủn giản dị cùng chuỗi tràng hạt và nụ cười tỏa nắng mà thôi. Một số cơ sở tạc tượng hay khắc thêm đồng tiền xu hoặc thỏi vàng ở tay tượng phật Di Lặc là chưa đúng.

Còn Thần Tài, tên gọi đã nói lên tất cả, ngài đến đâu là ban phát tài lộc tới đó, vẫn là nụ cười rạng rỡ có phần đủ đầy ấy, nhưng trên tay luôn cầm theo đồng tiền, đĩnh vàng, đĩnh bạc để ban phát cho chúng sinh, thậm chí nơi ngài ngự cũng là một đống tiền vàng ú ụ như một kho tàng luôn đầy đủ, dư thừa mới càng tiện cho việc ban phát ấy.

Tuy nhiên, đối với thần tài thì ngài căn cứ vào phúc đức người thờ cúng để ban phát tài lộc, tài lộc ở đây được hiểu là sự may mắn trong quá trình lao động chân chính, chứ không phải nằm chờ sung rụng, hoặc kinh doanh phi pháp như lô đề, gái …

Vì thế, có 2 điều luôn thắc mắc ở đây:

Thứ 1, cứ khai quang là đem tượng thần tài thổ địa lên chùa, đã từ bao giờ ông địa tài trong phật môn, bản chất của đạo phật là giác ngộ và giải thoát, do đó vì sao lại có liên quan đến ông thần tài ?

Thứ 2, đạo giáo thần tiên và phật giáo là khác nhau, việc cúng mặn cho các vị thần tài thổ địa là theo dân gian truyền miệng, vậy đức phật di lặc là phật, thì việc để các đồ cúng mặn đó trước tượng thờ liệu đã đúng với chân lý nhà phật chưa ?

Vì thế, thần tài là thần tài, và không bao giờ phật là thần tài.