Thứ Ba, Tháng Ba 21, 2023
HomeTâm linh - Tín ngưỡngĐạo PhậtNhân quả có khuôn mặt đẹp, Duyên đến và đi, duyên như...

Nhân quả có khuôn mặt đẹp, Duyên đến và đi, duyên như nước chảy

Nhân quả có khuôn mặt đẹp, Duyên đến và đi, duyên như nước chy

Nhân quả có khuôn mặt đẹp, Duyên đến và đi, duyên như nước chảy

Nhân quả có khuôn mặt đẹp

Bây giờ chúng ta nói qua cái Nhân Quả về sắc đẹp.

Sắc đẹp là điều rất quan trọng. Cái mặt đẹp là điều rất cần thiết trong cuộc sống này, cũng là điều hãnh diện là cái Phúc của mình. Nhưng cái tâm bên trong là cái Nhân mà tướng bên ngoài là cái Quả. Tâm đẹp thì mặt sẽ đẹp, chúng ta hãy soi gương và nhìn khuân mặt mình sẽ thấy tâm của mình.

Nếu ngày hôm đấy mà mình soi gương mà mình thấy mặt mình đẹp biết rằng thời gian qua cái tâm mình đẹp. Còn nếu mà mình soi gương mà thấy cái mặt mình như Thị Nở thì biết cái tâm mình là Thị Xẹp, rất là hẹp hòi.

Nên vì vậy muốn có nhan sắc đẹp thì hãy tu dưỡng nội tâm mình cho đẹp, đừng có tốn tiền đi sửa sắc đẹp, để tiền đó đi làm việc nghĩa mặt sẽ đẹp, đẹp bền bỉ luôn. Chúng ta muốn đẹp mà chỉ lo chăm sóc bên ngoài thì sau này sẽ tàn tạ nhiều hơn.

– Cho nên mỗi lần ta khởi được tâm thương người là mỗi lần mặt chúng ta đẹp hơn chút.

– Mỗi lần chúng ta giận hơn một con người mặt lại xấu đi, cứ như vậy mà biết điều chỉnh nhé.

– Mỗi một lần chúng ta lạy Phật mặt mình sẽ đẹp hơn một chút

– Mỗi một lần chúng ta khinh thường một con người mặt mình sẽ xấu đi một chút.

– Mỗi một lần chúng ta kiêu ngạo cho rằng mình là hơn mặt mình xấu đi một chút.

– Cứ một lần chúng ta hạ mình khiêm tốn tôn trọng người khác mặt mình đẹp hơn một chút.

Đó là những phương pháp thẩm mỹ tuyệt vời nhất.

Cho nên không có phương pháp thẩm mỹ nào đẹp bằng phương pháp là: Thương người, tôn kính Phật, giúp đỡ người bằng cả tấm lòng, đó là cái thẩm mỹ tuyệt vời nhất đẹp hết kiếp này sang kiếp khác

Duyên đến, duyên đi, duyên như nước chy

Mọi sự là tùy duyên, điều gì đã qua thì hãy buông bỏ để nó qua đi, cũng nên bình tĩnh đối diện, quý trọng hết thảy những gì mình đang có ở hiện tại, như vậy mới sống được tự nhiên và thanh thản. Còn nếu cứ cố gắng níu giữ thì sẽ chỉ khiến bạn sống triền miên trong vô vọng và tâm linh luôn bị đè nặng mà thôi.

Con người trên thế gian, nếu như so đo, tính toán quá nhiều thì sẽ tự tạo thành một loại ràng buộc, còn nếu bị mê lạc quá lâu thì sẽ tạo thành một loại gánh nặng. Vì vậy, không cần quá để ý, khi có được điều gì thì hãy thật lòng trân quý, còn khi mất đi điều gì cũng đừng quá đau khổ hay tiếc nuối. Để ý quá nhiều, quá sâu sẽ khiến bạn mất đi một nửa hạnh phúc, xem nhẹ hết thảy sẽ khiến cuộc sống thăng hoa và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

“Có duyên mà không có phận, có phận mà không có duyên” đều là một phần trong sinh mệnh, nó không nên trở thành bước đệm dẫn bạn đến bước đường cùng của cuộc đời. Đừng vì “duyên đi” mà sinh ra tâm oán thù, lòng oán hận.

Sống trên đời, điều gì đến thì hãy quý trọng, điều gì phải đi thì nên buông tay, như thế mới sống được tự do tự tại thực sự. Sống thuận theo tự nhiên là một loại trí tuệ, cũng là một loại cảnh giới cao của người giác ngộ.

Sáu lời nói cần hết sức cẩn trọng

Người sống ở đời, nói chuyện thì dễ, nhưng làm sao để lời nói có giá trị, mới là điều khác biệt. Bất luận ở độ tuổi nào cũng cần tích “khẩu đức”. Những lời không nên nói thì đừng bao giờ thốt ra, những chuyện không được kể thì một chữ cũng đừng nhắc đến.

Đầu tiên, nên hết sức cẩn trọng với 6 loại lời nói sau:

  1. Lời nói bộc trực

Lời nói bộc trực là những lời chưa kịp suy xét, vừa nhìn thấy, đã thuận miệng thốt ra. Không quan tâm cảm nhận của người khác, không đoái hoài sĩ diện của người nghe, chỉ nói cho đã miệng mà không cần biết mình có đang tổn thương ai hay không. Những lời nói bộc trực dễ dẫn đến kết cục không vui, nếu cẩn ngôn một chút, thì người nghe sẽ dễ chịu mà người nói cũng an toàn hơn.

  1. Lời nói hồ đồ

Lời nói hồ đồ là những lời đồn thổi không căn cứ nhưng có hại cho người và mình. Làm người, nhất định phải làm chủ được những lời mình định nói. Những bàn luận thị phi không rõ ràng, tốt nhất đừng tham gia tùy tiện. Lặng im là một sự lựa chọn, nhìn thấu mà không nói tận cũng là một loại trí tuệ cần tu dưỡng.

  1. Lời nói than trách

Những lời than trách chỉ chứa đựng cảm xúc bi quan, trách hờn của kẻ cầu muốn không được toại nguyện. Thay vì thốt ra những lời buồn bã tiêu cực, thể hiện sự vô vọng với cuộc sống, thất vọng với cuộc đời, làm ảnh hưởng tâm tình, nhiễu loạn tâm trí, sao không mở rộng lòng ra, nhìn xa một chút, cố gắng nhiều hơn để ngày mai có sự thay đổi kỳ diệu?

  1. Lời nói nhảm nhí

Trước mặt người đừng bàn chuyện phiếm, sau lưng người đừng luận thị phi. Những lời nói nhảm không những lãng phí thời gian chính mình, ảnh hưởng cuộc sống người khác, mà còn hạ thấp giá trị bản thân, hủy hoại thanh danh người bị đề cập. Nên khi nói chuyện, đừng quên tôn trọng người cũng là tự trọng cho mình. Rất nhiều mối họa từ miệng mà ra, kẻ nói quá nhiều ắt sẽ có sơ suất.

  1. Lời nói ngông cuồng

Người ăn nói ngông cuồng luôn cho mình là đúng, không kiêng nể bất kỳ ai, làm việc huênh hoang, làm người lỗ mãng. Họ không biết một khi trời đất nổi sấm chớp ắt sẽ mưa lớn, kẻ ăn nói ngông cuồng tất gặp họa to. Cho nên làm người, tập khiêm tốn thâm trầm, sẽ vững vàng yên ổn.

  1. Lời nói độc địa

Những lời độc địa luôn khiến người buồn, gây nên sự tổn thương sâu sắc. Trên đời này, một câu nói ấm áp có thể sưởi ấm suốt ba đông, một lời rủa độc địa khiến lòng người lạnh lẽo ngay giữa những ngày hè. Vết thương của dao, dù sâu cũng có ngày liền thịt, sự tổn thương từ những lời độc địa vĩnh viễn không thể tiêu tan. Cho nên trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng xin nhớ cẩn trọng ngôn từ, vì lời một khi đã thốt ra, không cách gì thu lại được.

Giữ mồm giữ miệng thì không phạm lỗi, cẩn thận ăn nói thì không gieo họa. Với người là thiện ý, với mình chính là phúc khí (may mắn), cần hết sức giữ gìn!