Thứ Sáu, Tháng Ba 24, 2023
HomeKinh doanh & MarketingBlockchainGóc nhìn đầu tư mạo hiểm: equity truyền thống vs crypto

Góc nhìn đầu tư mạo hiểm: equity truyền thống vs crypto

Góc nhìn đầu tư mạo hiểm: equity truyền thống vs crypto

Góc nhìn đầu tư mạo hiểm equity truyền thống vs crypto

Xin chào mọi người, bài viết hôm nay mình xin chia sẻ một chút xíu góc nhìn về việc đầu tư mạo hiểm (venture capital) ở các ngành truyền thống (Trong khuôn khổ bài này mình tạm gọi non-crypto là truyền thống cho tiện) và crypto-related projects. Bài chia sẻ này hoàn toàn đến từ kinh nghiệm cá nhân của mình hiện đang hoạt động trong ngành đầu tư mạo hiểm (chuyên đầu tư vào các công ty tech enabled) và song song cũng đang thực hiện một vài deal private nhỏ trong mảng crypto để làm quen dần. Bên mình thì chưa có đầu tư dự án crypto nào dưới tư cách pháp nhân quỹ cả mà vẫn đang trong giai đoạn làm quen tìm hiểu nên bài viết sẽ có nhiều điểm hạn chế. Ở Vietnam thì đã có nhiều quỹ thuần crypto như C98 Ventures, Kyros Ventures, K300 và quan điểm cách nhìn của các bạn ý có thể sẽ khác và đầy đủ hơn nhiều.

ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN

Nhìn chung thì đầu tư dù có là ngành gì đi nữa thì việc hiểu xem dự án họ làm gì, giải quyết vấn đề gì, thuộc thị trường nào, ngành dọc ngành ngang ra sao, tệp khách hàng là ai, tiềm năng và dung lượng thị trường, các đối thủ hiện có và tiềm năng ra sao luôn là các vấn đề chung cần phải làm rõ.

  • Đối với ngành truyền thống, việc đánh giá dự án có thể được làm một cách khoa học và đơn giản hơn một chút vì hầu hết các số liệu so sánh, phân tích về thị trường vĩ mô, vi mô đều có thể lấy được thông qua internet, các báo cáo thị trường hoặc các bản phân tích từ các tổ chức lớn (trả phí và không trả phí). Mặc dù thực tế các số liệu này không nhất thiết là đúng nhưng ít nhất nó cũng là một nguồn tham khảo có giá trị trong việc đánh giá nhìn nhận và dự phóng tiềm năng thị trường mục tiêu mà dự án nhắm đến. Ngoài ra, các dự án tương tự từ các thị trường đã phát triển cũng là một tham chiếu rất hữu ích để dự phóng cũng như nhìn ra các yếu tố khách quan và chủ quan có thể ảnh hưởng tới dự án đó. Từ các dữ liệu đó, người làm đầu tư có thể có được cái nhìn tương đối rõ ràng dựa trên các cơ sở và số liệu.
  • Đối với ngành crypto, các nguồn dữ liệu ở trên là rất khan hiếm và dù có đi nữa thì mức độ tin cậy cũng không cao do thực tế là mức độ phổ cập của blockchain và crypto vẫn còn khá thấp. Thêm nữa, vốn hóa thị trường crypto ở mức 2,500 tỷ USD (ngang ngửa market cap của Apple) thì vẫn rất thấp nên việc manipulate thị trường là hết sức bình thường. Chưa nói đến việc realized market cap có lẽ chỉ khoảng 30-40% của market cap. Do đó, mọi thước đo và phương pháp truyền thống có vẻ không thực sự phù hợp và khó áp dụng được.

Từ góc nhìn của nhóm tụi mình đối với các dự án crypto thì bắt buộc phải phân loại được dự án đó:

  • Dự án thuộc hạng mục nào (ví dụ là Blockchain nền tảng Llayer 1, Layer 2 scaling, Bridge, Defi stacks, Bảo hiểm, Gamefi, NFT, Identity…..)
  • Nếu không phải là blockchain nền tảng layer 1 thì dự án đó trên nền tảng blockchain nào (Ethereum, Solana, Near, Celo….). Mỗi blockchain hiện giờ có đặc tính và kiến trúc khác nhau nên sẽ có sự khác biệt rất lớn.

Khi phân loại được rồi thì việc sử dụng marketcap hiện tại của một số dự án tương tự tại các nền tảng khác có thể coi là một tham chiếu tốt để đưa ra dự phóng tương lai. Mỗi hạng mục hoặc blockchain nào đó đều có các đặc tính và vấn đề của riêng nó nên cũng đòi hỏi bạn cần có sự hiểu biết nhất định về kĩ thuật công nghệ để có thể đưa ra nhận định của riêng mình xem dự án đó có thật sự có ý nghĩa không. Hiện tại các nghiên cứu thị trường hoặc dự phóng tăng trưởng thị trường crypto cũng đã có nhiều công ty đưa ra báo cáo tuy nhiên quan điểm của mình thì các báo cáo chưa đủ khách quan nhưng dù sao đó vẫn là một điểm tham chiếu bạn nên có.

ĐÁNH GIÁ ĐỘI NGŨ

Quỹ bên mình thì thuộc mảng đầu tư mạo hiểm nên ngoài việc đánh giá chung về dự án thì quan trọng nhất vẫn là đánh giá con người: nhà sáng lập và đội ngũ vận hành. Các vấn đề bên mình thường hay quan tâm nhất đó là tính cách nhà sáng lập xem họ có trung thực không, họ có cố chấp không, họ có phải là người biết học hỏi và lắng nghe không. Ngoài ra thì các co-founder và đội ngũ vận hành chính có phải là một ekip ăn ý không, họ quen biết nhau ra sao, có cùng chung lý tưởng và tin tưởng nhau không.

Mảng crypto thì cũng vậy thôi, nhưng có một yếu tố cực kì quan trọng đó là CTO. Trong một công ty công nghệ nói chung và công ty blockchain nói riêng thì CTO có mức độ quan trọng cực kì và họ bắt buộc phải là co-founder kèm một tỉ lệ cổ phần/token ở mức cao. Đối với nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ thì có thể không thể có hết các thông tin này nhưng việc check profile các thành viên trên linkedin, twitter là một cách khá ổn.

Dàn Backer và Advisors cũng là một yếu tố quan trọng, đặc biệt là ngành crypto vì họ là người có thể giúp dự án đi nhanh tới những cánh cửa quan trọng như là list sàn centralized, kết nối với các dự án khác hoặc đơn thuần chỉ là để có cộng đồng. Backers ngoài ra còn là các quỹ đầu tư lớn nữa, nếu có mấy ông lớn kiểu Alameda, Paradigm, Binance… thì chắc chắn là an tâm hơn nhiều. Mảng đầu tư truyền thống các quỹ nhỏ như bên mình thường cũng luôn coi việc đã có một ông lớn đang lead hoặc commit trước là một factor quan trọng, giảm thiểu rủi ro.

TOKENOMICS

Khi đầu tư thì các quỹ luôn tự hỏi trong đầu là exit như thế nào (exit strategy), ở thị trường truyền thống thì có vài cách cơ bản như là bán lại equity cho quỹ khác sau một thời gian, đợi start-up được mua lại bởi một công ty to hơn hoặc là đợi IPO. Đối với crypto có lẽ ở thời điểm này thì chỉ có là đợi token tăng giá x lần đủ cao rồi bán dần tùy mồm nên do đó thì ngoài việc dự án tốt con người tốt thì tokenomics rất quan trọng.

Tokenomics sẽ gồm 2 phần chính là 1) Token Utility và 2) Allocation & Vesting schedule. Token utility cho thấy token của dự án được dùng vào những việc gì, mang lại tiện ích gì và nó bao gồm các yếu tố giảm phát, lạm phát ra sao. Một tokenomics tốt cần có nhiều use case cho người dùng để luôn tạo ra demand, demand mà cao thì giá sẽ cao (trong điều kiện lý tưởng). Bạn cứ hình dung một dự án tốt thì sẽ có nhiều người dùng và để sử dụng thì họ lại cần sử dụng chính token của dự án thì giá trị và độ phổ cập của token đó sẽ lớn hơn nhiều. Một số dự án có token utility khá tốt các bạn có thể tham khảo như là $LINK (Chainlink), $CAKE (Pancakeswap).

Tokenomics ngoài ra cũng quy định thời gian bị lock, số lượng được phân bổ, các điều khoản unlock cho team, nhà đầu tư chiến lược (Allocation & vesting schedules) cũng là những yếu tố quan trọng đánh giá sự cam kết của nhóm này với dự án.

Việc đánh giá vesting schedule này cũng tương tự với các dự non-crypto nhưng theo góc nhìn của tụi mình phần này có điểm khác biệt cơ bản rất rất lớn ở chỗ token của dự án sau ngày TGE (Token generation event) thì luôn có thanh khoản nghĩa là có thể bán được ngay còn với các dự private equity truyền thống thì cổ phần sẽ hầu như không có thanh khoản (illiquid) cho tới khi IPO nên đó là một điểm khác biệt lớn mang tính bản lề. Ngành truyền thống thì IPO là 1 cột mốc để đời còn với crypto thì nó lại là mặc định từ sớm. Các mốc thời gian liên quan tới thời điểm unlock và số lượng unlock cũng ảnh hưởng rất lớn tới giá cả. Nhìn chung thì nếu thời gian unlock và vesting cho thấy được sự ràng buộc của founder và backer trong thời gian khoảng 2-3 năm có thể coi là tốt; ngoài ra cũng không nên tạo ra supply shock cho thị trường tức là lượng supply được unlock ra dần dần chứ không bị nhảy vọt.

Nói là vậy nhưng điều quan trọng nhất vẫn là dự án phải tốt, tokenomics là một yếu tố đang ngày càng quan trọng hơn chứ không phải là yếu tố quyết định. Một dự án nổi đình nổi đám nhưng có tokenomics ở mức “so so” chính là Solana. #Solana tham vọng xây dựng blockchain với TPS ở ngưỡng 65,000+ giao dịch/giây, nhanh hơn bất kì blockchain đơn (single blockchain) nào đang có mặt trên thị trường, phục vụ các ứng dụng cần tần suất tính toán cực cao. Chỉ xét từ góc độc vesting schedule thì có thể coi thiết kế của Solana không tốt chút nào vì vào ngày 7/1/2021 (9 tháng từ ngày mainnet beta) toàn bộ token của các quỹ đầu tư được unlock 100%, founders thì unlock 50%… Chỉ trong ngày 7/1/2021 số lượng token được lưu hành sẽ tăng đột biến lên khoảng 7 lần và điều này gây ra rất nhiều lo ngại cho nhà đầu tư cá nhân. Tuy vậy thực tế sau đó $SOL lại tăng phi mã và không bao giờ quay đầu lại nữa. Trong ván bài này, ngoài việc dự án có tiềm năng thì vai trò các ông lớn (quỹ đầu tư, market maker…) là rất lớn. Trên Rada đã có một bài viết rất hay về vị trí của ai trong ván bài này các bạn có thể tham khảo thêm.

Một dự án tốt kèm một tokenomics tốt chắc chắn sẽ tốt hơn một dự án tốt mà tokenomics kém.

TƯƠNG TRỢ LẪN NHAU (NON-FINANCIAL SUPPORT)

Nếu đầu tư dưới dạng quỹ hoặc ở mức chiến lược thì các quỹ cũng luôn cân nhắn xem nguồn lực hiện tại của quỹ có thể hỗ trợ gì cho dự án để tạo ra được nhiều giá trị cộng hưởng hơn. Nếu giúp dự án đi nhanh được hơn thì giá trị dự án sẽ cao hơn và sẽ được phản ánh vào giá, là đi thẳng vào lợi nhuận. Điều này thì đúng với cả ngành crypto và ngành non-crypto. Cá nhân mình nhận thấy trong lĩnh vực crypto thì phần support này thậm chí đôi khi còn quan trọng hơn nhiều so với tiền đầu tư. Những hỗ trợ thêm về mặt quan hệ network, marketing, cộng đồng hay các sàn, các đội market maker, các advisor đôi khi có thể giúp dự án đốt cháy giai đoạn rất rất nhiều và tạo ra hiệu quả đầu tư vượt bậc.

LỜI KẾT

Trên đây chỉ là một số điểm cơ bản nói chung còn thực sự thì tùy vào việc dự án đó thuộc hạng mục nào, thuộc blockchain nào sẽ có các câu hỏi và các yếu tố khác nhau rất rất nhiều. Nhóm của tụi mình cũng vẫn đang trong quá trình làm quen với việc đầu tư các dự án crypto nên có thể cũng còn thiếu rất nhiều yếu tố. Các bạn hoặc anh chị nào đã có kinh nghiệm thì chia sẻ thêm nhé. Cá nhân mình thấy dù đầu tư theo dạng seed/private hay các dự án đã public sale hoặc list lên các sàn lớn thì đều cần có sự phân tích và hiểu biết nhất định nếu không muốn nói là càng nhiều càng tốt. Chắc chắn rằng bạn phải đọc bài viết về vị trí các player trong ván bài crypto đã được đăng trước đó trên RADA để hiểu vai trò của những người chơi và mình là ai trong đó.

Quan trọng nhất là nên tự xây dựng một framework cho việc đầu tư để rồi dù là xấu nhất là thất bại chúng ta vẫn còn có log để mà xem xét lại xem đã sai ở đâu và lần sau nên thay đổi điều gì. Ngành crypto về cơ bản vẫn đang rất nhỏ, cơ hội là bạt ngàn và sẽ còn rất nhiều dự án tốt ra đời nhưng scam thì cũng rất nhiều nên trang bị kiến thức vẫn là cách làm giàu nhanh nhất. Cuối cùng là khá nhiều từ ngữ mình không kiếm được từ tiếng việt nào để mô tả cho đúng nên bài viết bị pha tiếng anh một chút, mong mọi người đừng make it complicated nhé