Thứ Hai, Tháng Ba 27, 2023
HomeKinh doanh & MarketingKinh doanhĐối thủ! Muốn biết ta mạnh cỡ nào, thì phải biết đối...

Đối thủ! Muốn biết ta mạnh cỡ nào, thì phải biết đối thủ là ai?

Đối thủ! Muốn biết ta mạnh cỡ nào, thì phải biết đối thủ là ai?

muốn biết đối thủ mạnh thế nào

Ai chiến thắng mà không hề chiến bại! Vậy theo các em đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thất bại ở những trận nào?

Thưa thầy thưa các bạn, sau chiến dịch Thu Đông 1950 thắng lợi, quân ta đã liên tiếp không đạt được mục tiêu trong năm 1951. Đầu tiên là thiệt hại lớn về quân số ở Vĩnh Yên. Ở Mạo Khê, ta đã phải rút quân để bảo toàn lực lượng. Ở chiến dịch sông Đáy, ta đã bị mất thế bất ngờ chiến dịch, phải phá vòng vậy rút lui.

Thưa thầy, các bạn còn liệt kê thiếu trận Nà Sản ta cũng không chiếm được căn cứ của Pháp.

Các bạn cho mình hỏi, cả 3 trận các bạn liệt kê trên, đối thủ của tướng Giáp đều là một người, đó là đại tướng De Lattre de Tassigny. Các bạn có biết gì về ông này?

Đó là một tướng tài của Pháp. Ông là người đại diện nước Pháp cùng với các tướng lĩnh hàng đầu khác của phe Đồng Minh như Dwight D. Eisenhower và Georgy Zhukov ký kết văn kiện đầu hàng vô điều kiện của Đức quốc xã tại Berlin, kết thúc chiến tranh tại Châu Âu. Khi sang Đông Dương, ông đã nhanh chóng vực dậy tinh thần của quân viễn chinh, vốn đang rệu rã. Ông cũng đã thể hiện là một vị tướng giỏi xoay chuyển cục diện nhưng cũng biết cách bày các thế trận lâu dài.

Vậy cho bọn mình hỏi, nếu ông ta không bị ung thư mà chết, thì liệu ta có thể dành thắng lợi cuối cùng không?

Cám ơn các bạn về câu hỏi thú vị. Nhưng lịch sử luôn là như vậy. Đó là số phận. Nhưng số phận chỉ dành cho những người biết

chiến đấu.

Cho bọn mình hỏi thêm, tại sao thất bại liên tục như vậy mà tướng Giáp lại không bị cách chức?

Có lẽ sau khi đích thân lên chỉ huy chiến dịch Biên Giới thắng lợi, Hồ Chí Minh cho rằng một người xuất thân không phải quân sự như tướng Giáp, chỉ có thể học được từ thực tế chiến trường. Ngay trong các chiến dịch được coi là thất bại kể trên, quân đội ta đã học được cách phối hợp tác chiến qui mô lớn, xây dựng mạng lưới tình báo và hậu cần, biết rút lui khi quân địch quá mạnh để bảo toàn lực lượng. Nhờ có những trận đánh như vậy, ông mới dám ra quyết định “quan trọng nhất trong cuộc đời cầm quân” của mình là rút pháo ra khỏi Điện Biên Phủ, để chắc thắng một trận “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.