Chủ Nhật, Tháng Ba 26, 2023
HomeTâm linh - Tín ngưỡngĐạo MẫuĐồ đằng – Thú tổ - Vật tổ - Linh Thú –...

Đồ đằng – Thú tổ – Vật tổ – Linh Thú – Dòng đồng quái trong tứ phủ

Đồ đằng – Thú tổ – Vật tổ – Linh Thú – Dòng đồng quái trong tứ phủ

Đồ đằng – Thú tổ - Vật tổ - Linh Thú – Dòng đồng quái trong tứ phủ

Thưa thầy

Trong kinh thư con thấy có câu tứ phủ lấy thủy là gốc. Và những câu như

Đồ đằng – Thú tổ – Vật tổ – Linh Thú – Dòng đồng quái trong tứ phủ.  Xin Thầy giảng thêm cho con được rõ ạ ?

Ừ con nghe nhé:

Trước tiên nói về thoải phủ:

Quốc tổ Việt Nam là Lạc Long Quân, Long vương dưới thủy cung, vợ là mẹ Âu Cơ.

Quốc tổ đại diện cho Bách Việt: Nam Việt, Sơn Việt, Mân Việt, Lạc Việt…

Tất cả các dân tộc trên thế giới này, dân tộc nào có tục thờ nước đặc biệt là vùng Đông Á đều liên quan đến đạo của người Việt Nam ta gọi là vu đạo, thần giáo…

Đối với người Trung Quốc họ chỉ có tam phủ: Thiên/Địa/Dương (Không có Thủy Phủ – Nhạc phủ)

+ Thiên Phủ cai quản các miền trời, đất, Thần Thánh…

+ Địa phủ cai quản về các loại vong hồn

+ Dương phủ (nhân phủ) là cai quản con người do các đô đại Thành Hoàng cai trị (sau này lồng ghép thủy nhạc).

Đối với người Việt Nam ta, có Thiên Phủ – Địa phủ – Nhạc phủ – Thoải phủ (không có Nhân phủ trong tâm linh).

Chỉ có Việt tộc mới là con cháu của Rồng, luôn đề cao Rồng.

Nước Việt ta xưa hay trong các lãnh thổ Bách Việt cổ từ vùng Giang Tô, Chiết Giang, Quảng Đông, Quế Lâm … đã có thủy phủ.

Bản chất là nước. Nước sinh ra vạn vật. Nước đông lại gọi là đá, cục đá… Quan điểm của người Việt cổ ta là Thủy sinh Thổ (Nước và đá) chứ không phải Thủy sinh Kim (Trung Quốc).

Thủy luôn phù xa bồi đắp và gây mầu mỡ tươi tốt cho cây trồng (Nói theo cổ kim kể cả khoa học).

Trái đất theo học thuyết trái đất hình thành từ một vụ nổ lớn, cũng chỉ là từ một giọt chất lỏng phát nổ hình thành trái đất, ngôi sao, mặt trời, các hệ hành tinh.

Vậy nguyên gốc thủy là khởi nguồn của sự sống của sự tuần hoàn và sinh sôi không ngừng.

Người Hoa trong chữ viết cổ từ ngàn xưa cũng có kim chỉ nam về việc Việt tộc gắn với nước.

Phố xá làng mạc nhà ở quần cư người Việt phương Nam xưa đều không xa rời nước.

Chữ phố có chữ “Nam” và chữ “Xuyên”,  “chỉ về phương nam” (nhà phố quần cư chỉ có ở phương Nam).

Các cụ ta hay có câu: “Trứng nước”, hay khi mở phủ cho tân đồng nhập đạo, cả 4 phủ đều dựa vào thủy phủ vì thủy phủ có trước.

Trong một đàn lễ mở phủ luôn có tục khai hồ: “Nước này lấy ở …”. cho uống tắm tưới và kéo cầu: cầu bắc qua sông/ suối/ hồ ao…

Con đường “đạo” của tứ phủ cũng luôn có thủy đạo.

Ngày xưa thường có tục thủy táng (chết mang ra sông thả), miền âm phủ (của người âm) bắt nguồn cũng từ dưới nước, tục thờ vật tổ, đồ đằng, tục táng… cũng bắt nguồn từ dưới nước.

Ngay cả sau này người Việt cổ có nhạc táng, sơn táng, hay địa táng vẫn dùng những chiếc áo quan hình cái thuyền (mộ thuyền).

Tóm lại thủy là gốc của tâm linh người Việt ta.

Lại nói thêm về:

+ Vật tổ:

Người Hán thờ bà Nữ Oa đầu người thân rắn (thờ rắn làm vật tổ), người Ấn Độ thờ bò, người Do Thái cũng thờ bò (trong các đền thờ Do Thái có thờ con bò vàng là vật tổ), Người Việt ta do Lạc Long Quân (rồng) lấy Mẹ Âu Cơ (Vụ Tiên) sinh ra tức một nửa là rồng kết hợp với tiên nhưng theo quan niệm của Trung Quốc sau này vẫn là giống giao. (Theo quan điểm người Trung Quốc xưa: rồng – rồng mới sinh ra rồng, rồng với các loài khác kể cả thần tiên cũng sinh ra giống gọi là giao). Nên trước đây nơi Người Việt sống hay người Việt được được gọi là các vùng Giao Châu, dân Giao Châu…

Riêng đồng bằng Bắc Bộ người có hai ngón chân mắc vào nhau gọi là Giao chỉ.

Khi mở phủ việc bóc trứng, soi và tắm tưới nước… là lấy tượng nhà Thoải, quấn cầu cũng lấy tượng nhà Thoải.

Trước tiên con người sơ khai chỉ có tục thủy táng (gắn liền vưới nước). Sau này khi đất đai bồi đắp nhiều lên, dân cư di chuyển sinh sống đến các nơi đất liền, núi đồi mới phát sinh tục nhà ma trên cây (Nhạc táng) hay chôn xuống đất (Địa táng).

Người Việt Nam ta có tục thờ tổ tiên, vong hồn người đã chết, những người sinh ra và hình thành nguồn gốc. Con người chết đi đến đâu đạo sinh ra đến đấy, đạo ta là đạo từ tổ tiên, đạo gia tiên.

Người sinh ra và chết đi tại vùng sông nước (thủy táng) hình thành Thủy Phủ; con người được chết đi và thờ cúng tại nơi núi rừng, các nhà mồ… sinh ra ma rừng ma núi hình thành Nhạc Phủ; chôn người chết xuống đất… sinh ra Địa Phủ; người anh linh (sống tinh anh thác anh linh muôn dân ngưỡng vọng) gọi là người nhà trời Thiên phủ, chứ không cứ là Thần Tiên gì mới ở trên trời.

Người Việt Nam ta thờ vật tổ là ông Lạc Long Quân, thờ Rồng và đồ đằng là xăm mình lại cũng lấy hình tượng của Thủy tộc.

Từ xa xưa đến trước thế kỷ 18, người Việt nam nữ đều xăm mình, xăm hình tượng vảy rồng, hình tượng sông nước, dùng than chàm xăm lên thân thể thành màu chàm đen. Mục đích để khi phải xuống nước, với những hình xăm trên người hợp với giống giao là thuộc nước, để thuồng luồng – ba ba – cá sấu không cắn.

Trong Lĩnh Nam Trích Quái tập in 1486 có ghi: Việt Nam có tục xăm mình từ thời Hồng Bàng.

Về lịch sử có thật thì tất cả người Việt đều xăm mình từ thế kỷ 18-19 về trước, một phần là để tưởng nhớ kính ngưỡng tổ tiên.

Nước ta luôn có tục truyền thừa, Vua Trần Nhân Tông xưa phải tự xăm mình cho Trần Anh Tông (nguyên tắc Nhà Trần xưa bố xăm mình cho con) từ khi 3 tuổi (theo luật lệ thời bấy giờ và tiếp nối tục lệ đã ghi trong luật từ thời Lý).

Tuy nhiên do vua Trần Nhân Tông vì ngài tu theo Phật, ra lệ từ nay đất nước dân chúng ai muốn xăm thì xăm không bắt buộc. Còn ngài vẫn xăm cho con theo đúng lệ tổ tiên… Đó là tục xăm đồ đằng của Việt Nam hình sông nước, cây cối (với người vùng núi đồi)…

Một vị vua không xăm mình là Vua Trần Dụệ Tông, vua đi đánh trận Chiêm Thành bị chết trận.!

Thế kỷ 19, Pháp sang chiếm Việt Nam bỏ tục xăm mình từ đó.

Ngày nay khi nhiều người chôn dưới đất, mới hình thành nên Địa phủ (Trên tờ tiền mã có khi Ngân hàng địa phủ), khác với Trung Quốc (âm phủ).

+ Linh thú:

Nói về câu chuyện từ thời xưa ở đất Giang Đông, người Việt đã thờ ông Bạch Xà có cả mấy ngàn năm.

Truyện Thần linh bảo hộ thành trì ta kể tóm tắt như sau:

Nguồn gốc thờ trấn thành (kiểu thăng long tứ trấn) bắt nguồn từ chuyện trấn thành Giang Đông thuộc đất Xích Qủy xưa. Thời đó hay bị lũ lụt, cướp bóc, nhân dân đói khổ, thành hay bị phá.

Nhà vua mới đến bờ sông kêu hỏi: Có phải Hà Bá muốn được cúng tế người như các thần linh phương Bắc thì mới không bão lũ tàn phá thành hay không?

Tối về vua mơ thấy một vị thần linh (rắn trắng lớn hóa hiện hình người), xưng danh là Huyền Xà cai quản vùng đất đó.

Vị thần này nói: ta không phải tà thần, không nhận hiến tế người sống.

Và vị thần mách cho nhà vua cách xây tường thành theo chỉ dẫn và điểm cao nhất thờ thần thì cả thành an ổn.

Nhà vua tỉnh mộng nhờ người tìm hiểu và được biết trong dân chúng có những người là đồng nhân thờ Huyền Xà. Nhà vua đến gặp, đồng nhân phủ khăn đỏ đảo đồng cầu đảo Huyền Xà ốp bóng, nói rằng vua xây thành uốn 9 khúc, nơi cao nhất thờ thần (Huyền Xà). Đồng nhân vẽ hình tướng xây thành trên nền gạo. Nhà vua theo đó xây theo và thờ phụng như lời dặn. Thành Giang Đông từ đó không bị lũ lụt nữa, dân chúng an ổn sinh sống. Các thành khác nhìn thấy vậy cũng học theo xây thành và thờ phụng.

Vậy qua câu chuyện trên ta thấy rằng: cách đây mấy ngàn năm đã thấy khăn điều cầu đảo quan tướng (huyền xà).

Trong khoa cúng khao mà các thầy hay cúng khao quan tướng ngày nay chúng ta vẫn cúng câu :

Giang đông vùng vẫy thế gian lạ thường.

Mình xà uốn khúc………

Là nhắc đến tích này.

VD: Nói đến quan đệ Ngũ là nói đến hai ông xà. Đó là những bậc Tiên Thánh con người mình thờ như ông hổ, ông xà. Dù thời xa xưa con người săn bắn vẫn có ăn nhưng về sau cũng có những dòng Sơn Trang, Hạ Ban thờ ông rắn, ông hổ.

Nên nhớ: Linh vật là một vật tượng trưng cho quyền lực.

Một số dòng đồng thượng ban hạ ban tượng trưng cho dòng âm vì những vật đó chủ sát (người hay vong chạm vào đều chết), ông rắn – ông hổ ăn thịt người sẽ ăn tất không để lại gì, khiến linh hồn người tan biến.

Đó là lí do tại sao giờ đền nào cũng thờ ông xà có tích về xây thành giữ thành thờ Xà thần.

Còn về ông Hổ thì nhiều tích nhưng gần nhất đến thời vua Gia Long, có tích khi ông bị quân Chúa Trịnh đuổi giết, vào rừng 3-4 ngày không có gì ăn. Một ngày ông thấy có con hổ ngoạm theo con nai chạy qua, ông bèn kêu quân lính bám theo đến khi về gần hang thì con hổ nhả xác con nai và chạy mất. Trong hang có hổ con. Vua bảo quân lính lấy thịt nai ăn và không giết hổ con, để lại ít thịt cho hổ con ăn. Vì vậy hằng ngày hổ mẹ mang đồ ăn về cho hổ con, vua và quân lính lấy được phần thịt để nuôi sống và vượt qua cơm hiểm nghèo đến 30 ngày trong rừng sâu.

Sau khi vua lên ngôi có sắc lệnh ai thịt hổ phạt 30 trượng hoặc 30 lạng vàng. Từ đó dân không dám giết hổ. Sau vua kêu lập đền thờ ông hổ (Điện Hòn Chén nay). Dân chúng thấy vậy cũng thờ theo (thờ ông Hổ). Gọi là Ông Ba Mươi.

Đến thời Pháp thuộc bỏ tục phạt khi giết hổ.

Còn tục thờ ngũ hành tượng trưng 5 ông hổ trấn đất là tượng của ngũ hổ Tướng Quân (Năm vị tướng của Đức Thánh Trần).

Như đạo ta nay thờ hạ ban là 5 ông hổ hạ ban, thượng ban là hai ông xà đại diện cho các vị thần linh cai quản các quan tướng. Nên khi khao các quan thì khao Thanh Xà Bạch Xà, Ngũ dinh quan lớn…đoạn cuối mới khao đến Thiên Binh Thiên tướng.

Các đạo khác họ cũng có linh vật. Như người Bắc Á thờ đại bang, người Hồi tôn trọng lợn, người Hindu tôn trọng voi và bò…

+ Lại nói thêm về Vật tổ (Linh vật tổ): Trên thế giới có rất nhiều dân tộc, người ta thờ ông voi, ông bò, ông đại bàng… Quy tựu chung là họ thờ vật mà họ cho rằng đã sinh ra họ, họ sẽ không ăn/ không làm hại các linh vật tổ này.

Như ở Trung Quốc có họ Thạch, họ cho rằng họ sinh ra từ tảng đá, họ Hầu cho rằng họ sinh ra từ cọn khỉ, và đó là vật tổ, tổ tiên của họ nên họ thờ cúng kính trọng.

Vật tổ có thể là con thú, con người huyền thoại, là cây cối, vật chất khác…

Sau này người Trung Quốc thấy hình tượng con rồng đẹp và đầy sức mạnh, mới phủ nhận dần truyền thuyết vật tổ của dân tộc mình là rắn (Nữ Oa – Phục Hy) và dần lấy hình tượng rồng làm vật tổ.

Còn bản chất từ xa xưa, hình tượng rồng là vật tổ của người Việt Nam ta.

Lại nói vật tổ thường liên quan đến đồ đằng, từ việc bóc trứng soi lòng hay câu “trứng nước” đều bắt nguồn từ truyền thuyết về bà Vụ Tiên đẻ trăm trứng, từ việc Lạc Long Quân bắt nguồn từ sông nước.

Khác với Trung Quốc gọi đá là “thạch”, đá do nước đông lại họ gọi là “băng”. Còn người Việt phân biệt đá là đá (đá trên núi, đá lạnh…), còn thủy thuần là nước.

Đồng nhân từ khi mở phủ đến tạ 12 năm đều có 4 phủ, khai hồ, quấn cầu (trước đây cầu thuần màu trắng) đều liên quan đến nước. Thủy có trước. Nên mới nói là Quan lớn đệ tam cai đồng.

Thứ tự: Thủy –> Nhạc –> Địa

Khác với quan niệm dòng đồng:

– Thiên phủ (Thiên tiên – Cầu cơ (thỉnh các việc lớn))

– Thoải phủ (Bách gia gia tiên chân linh công danh chữa bệnh …)

– Nhạc phủ (Chữa bệnh, soi bói giải vong bệnh âm …)

– Địa chủ yếu là giải quyết về âm và nghiệp cũng như đường bước, từ hành và bảo hộ (trước thờ đô đại thành hoàng, sau mới có dòng Khâm sai).

– Dòng khâm sai (tượng màu vàng) ra đời sau cùng sau khi có Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

+ Dòng đồng quái: Miền sơn nhạc xưa dân ít, vật đông. Người ta hay nói vật sống lâu thành tinh, con vật sống lâu thành tinh, cây cối sống lâu thành tinh, hay hòn đá … lâu cũng thành tinh do hun đúc linh khí trời đất.

Những vật có linh khí này, thần hồn vững mạnh sau khi chết trở thành tinh quái. Ví dụ như thanh xà bạch xà, ông hổ bản chất là tinh quái.

Từ đó sau sinh ra dòng đồng quái, chuyên hầu tinh quái (Cũng có hầu các vị Thánh khác nhưng không chuyên).

Dòng đồng quái hiện nay gần như bị mai một bị mất do không còn người kế thừa, cách hầu các bài chú bài sai khác biệt với hầu đồng thường thấy. Dòng đồng quái không được ăn thịt thú rừng, những vật được dòng đồng này thờ phụng.

Đặc trưng hầu đòng đồng quái phải mất mấy ngày, và bóng nặng nên thời bao cấp không mấy ai hầu hay giữ được truyền thừa vì có nhiều trường hợp bị chết trên sập do khi bị bắt (thời bao cấp không cho hầu, bắt giữ…) do các cụ sợ không rã bóng kịp nên bị chết. Nhiều người sợ, khó tìm người theo và dần bị mai một

Cũng là một phần bởi thời thế xã hội thanh đổi. Trước đây người ta sợ lửa sợ nước sợ sét, mới thờ pháp vân pháp vũ. Sau này khoa học phát triển người ta không còn sợ còn thờ những vị này nữa.  Khi đã không còn kính ngưỡng thờ phụng nữa thì tự các vị này sẽ không còn.

Đạo cũng có lùi có tiến có giao Thoa phát triển và có pha trộn mai một. Đời cũng vậy.

Thầy nói vậy con đã hiểu chưa

Thưa thầy chúng con đã hiểu ạ !

Biên chép theo lời giảng của Đồng thầy Trần Thêm – Tự Tuệ Trần