Đang cách ly, cặp đôi hôn nhau và cái kết cả 2 F0
Câu chuyện tưởng đơn giản, ai lấy đều ý thức thì lại xảy đến với 1 cặp đôi. Cặp đôi này cùng tiếp xúc với 1 trường hợp F0. Và theo quy định, khi tiếp xúc với F0 thì cần đi cách đi để tránh lây lan dịch bệnh.
Cặp đôi đã được đưa cách ly tập trung tại khu vực dành cho F1. Chuyện sẽ chẳng có gì nếu cả 2 đều ý thức về việc cách ly nghiêm túc. Quá trình cách ly, đáng ra họ không nên tiếp xúc nhau, tuy nhiên do cả hai người cùng ở trong khu cách ly, họ nhớ thương nên nảy sinh ý định gặp nhau nói chuyện tại khu cách ly, quá trình này họ đã trao cho nhau những nụ hôn nồng ấm.
Nhưng đâu ai ngờ, một trong 2 người đã dương tính, nụ hôn tình yêu đã mang lại tình yêu F0 cho bạn còn lại và kết quả là họ đã truyền virus trực tiếp cho nhau nên cả 2 đều đã F0.
Quá trình trao đổi thì nhiều ý kiến cho rằng, cũng chưa chắc do nụ hôn kia đã truyền nhiễm mà có thể cả 2 đều đã có virus rồi và giờ là lúc họ dương tính.
Bạn thì nghĩ sao, đây là một tình huống có thể có thực trong tình hình dịch bệnh như này. Do vậy, khi cách ly rất mong mọi người ý thức để không bị lây chéo trong khu cách ly nha.
Vậy hôn nhau có lây Covid-19 không?
Cùng tìm hiểu kiến thức để có cách phòng tránh cho riêng mình nhé:
Câu hỏi: Thế nào là tiếp xúc trực tiếp với người bệnh?
Trả lời: Là tiếp xúc có “da – chạm – da”, hôn hoặc chuyện ấy với người bệnh. Tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch tiết của cơ thể người bệnh được coi là tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh.
Câu hỏi: Thế nào là tiếp xúc gần với người bệnh?
Là tiếp xúc với bệnh nhân trong cự ly 2m hoặc ở trong cùng một phòng hay khu vực chăm sóc một ca bệnh được khẳng định có bệnh hoặc khả năng bị bệnh trong thời gian kéo dài.
Câu hỏi: Bắt tay có làm mắc COVID-19 không?
Trả lời: Không. Cho đến nay chưa có bằng chứng virus SARS-CoV-2 có thể xâm nhập qua da vào cơ thể. Tuy nhiên, bắt tay là hành động có nguy cơ cao. Khi tay một người mắc COVID-19 chạm vào tay người khác có thể truyền virus sang tay người này. Từ bàn tay có virus có thể nhiễm tiếp vào đường hô hấp do các hành động khác như dụi mắt, ngoáy mũi, cho tay lên miệng hoặc kể cả chạm tay lên mặt, tạo cơ hội (dù nhỏ) để virus “bay” vào mũi. Do vậy, thực hành rửa tay/sát trùng tay và không chạm tay vào vùng mặt (đặc biệt là sau khi bắt tay) là biện pháp hiệu quả để ngăn nguy cơ lây nhiễm do bắt tay.
Câu hỏi: Hôn nhau có làm mắc COVID-19 không?
Trả lời: Có. Khi hôn, dù hôn môi hay hôn lên trán, lên má đều là tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
Câu hỏi: Sinh hoạt chuyện ấy có làm lây COVID-19 không?
Chưa có nghiên cứu chứng minh COVID-19 có lây qua niêm mạc đường sinh dục hay không và do vậy có lây qua sinh hoạt chuyện ấy ở hình thức giao hợp khác giới hay không.
Tuy nhiên, do sinh hoạt chuyện ấy có nhiều hình thức, mức độ và động tác khác nhau nên sinh hoạt chuyện ấy là hành vi có nguy cơ. Nguy cơ lây nhiễm cao hay thấp tùy thuộc mức độ tương tác giữa những người bạn tình tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp của người mắc COVID-19.
Khi mọi việc chưa rõ ràng, nên thực hiện các hành vi chuyện ấy an toàn để vừa có tác dụng bảo vệ người đã nhiễm COVID-19 trước nguy cơ bị nhiễm thêm các bệnh lây truyền qua đường chuyện ấy, vừa bảo vệ bạn tình không bị lây nhiễm virus SARS-CoV-2 từ người nhiễm trước đó.